Hết sức cẩn trọng nếu như bạn đang có triệu chứng “đau bụng đi ngoài ra máu“. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, táo bón, xuất huyết đường tiêu hóa,… Xem chi tiết bài viết sau để hiểu thêm về những căn bệnh gây đau bụng đi ngoài ra máu.
Tình trạng đi ngoài ra máu nhận biết ra sao?
Dấu hiệu để nhận biết mình đang bị đi ngoài ra máu là khi vừa đại tiện xong bạn quan sát thấy trong phân có lẫn máu, hoặc cuối bãi thấy có máu chảy ra. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, hoặc bị thâm đen và triệu chứng máu có lẫn trong phân cũng tuỳ thuộc vào bệnh lý mà bạn mắc phải.
Nếu đi ngoài ra máu là do bị táo bón vì chế độ ăn ít chất xơ thì có thể tự khỏi nếu thay đổi khẩu phần ăn, trường hợp này hầu như không gây nguy hiểm gì đối với sức khỏe. Nhưng cũng cần phải xem xét tới các bệnh lý tiềm tàng nếu bị đi ngoài ra máu kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác.
10 Bệnh lý nguy hiểm gây đau bụng đi ngoài ra máu bạn nên biết
-
1. Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở lứa tuổi thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân gây bệnh đa phần là do nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn. Ngoài ra, nếu chế độ ăn uống không hợp lý, không điều độ, căng thẳng, stress cũng có thể dẫn tới căn bệnh này.
* Viêm đại tràng có biểu hiện là:
– Đau quặn bụng, đi ngoài và chảy máu khi đại tiện, phân lỏng
– Chướng bụng, đầy hơi, mót đại tiện có thể sốt và mất nước
Bệnh không được chữa trị dứt điểm có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
-
2. Bệnh trĩ
* Biểu hiện của bệnh trĩ là:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
– Chảy máu khi đi đại tiện, máu chảy thành giọt hay thành tia
– Đau bụng
– Ngứa hoặc hoặc kích thích ở hậu môn. Có dịch nhầy xuất hiện từ niêm mạc hậu môn.
– Sưng, phù nề vùng quanh hậu môn
-
3. Polyp đại tràng
Polyp do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng.
Nguyên nhân gây ra do đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp hoặc do di truyền. Những người béo phì, chế độ ăn uống không khoa học, uống nhiều bia rượu, ít vận động… và những người có tiền sử viêm đại trực tràng mãn tính.
* Polyp đại tràng có biểu hiện là:
– Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón
– Phân có lẫn máu
– Đau bụng âm ỉ
Polyp đại tràng có tính chất nguy hiểm khi trở thành dạng ác tính, ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại polyp đều có nguy cơ phát triển thành dạng ác tính. Do đó, bệnh nhân cần được chẩn đoán polyp đại tràng sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
-
4. Ung thư đại – trực tràng
* Biểu hiện ung thư đại tràng là:
– Đau bụng âm ỉ, dai dẳng
– Đại tiện ra máu trong phân, đại tiện phân đen, hình dạng phân thay đổi
– Sụt cân không rõ nguyên nhân. Ăn không tiêu, không ngon miệng
* Biểu hiện của ung thư trực tràng là:
– Triệu chứng chủ yếu là đi ngoài máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia kèm đau bụng âm ỉ. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.
– Bệnh tật có thể xảy ra đối với bất kỳ độ tuổi nào, nhưng bệnh ung thư đại trực tràng thì phổ biến hơn hẳn ở tuổi trung niên, khoảng từ trên 50 tuổi
Nếu bạn thuộc nhóm tuổi này, lại thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng như nêu trên thì nên khẩn trương đi khám để phát hiện và loại trừ nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng hay không.
-
5. Ung thư dạ dày
* Biểu hiện của ung thư dạ dày là:
– Đầy bụng, khó tiêu, khó nuốt, nợ nóng. Chán ăn, đau bụng , buồn nôn nhiều
– Đại tiện ra phân đen, có thể có máu
– Mệt mỏi, sốt kéo dài. Bị ứ huyết thanh trong khoang bụng
– Khi vào giai đoạn muộn, người bệnh có thể cảm nhận thấy khối u ở ổ bụng
Ung thư dạ dày là dạng phổ biến nhất trong các căn bệnh ung thư. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh đường ruột khác. Ung thư dạ dày không được điều trị kịp thời sẽ di căn đến các bộ phận khác và có thể dẫn đến tử vong.
Người dân sống ở những vùng có chất lượng sống thấp, những người có nhóm máu A hay hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày hơn. Ngoài ra, bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền hay sự xâm lấn của vi khuẩn Helicobacter pylor.
-
6. Viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng các túi thừa bị viêm sưng đỏ. Viêm túi thừa có thể nhẹ hoặc cũng có thể là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Các biến chứng bao gồm xuất huyết (chảy máu từ ruột già), thủng ruột, tắc nghẽn ruột và áp-xe.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng chủ yếu là những người cao tuổi, người bị béo phì, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn uống theo kiểu phương Tây .
* Biểu hiện của viêm túi thừa là:
– Cảm giác chướng bụng đầy hơi,
– Táo bón hoặc tiêu chảy, đau bụng thường là vùng phía dưới bên trái
– Đi ngoài ra máu lẫn trong phân có thể kèm theo sốt, ói mửa hoặc buồn nôn
-
7. Kiết lỵ
Kiết lị là bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn gây ra (cụ thể là vi khuẩn salmonella và shigella). Bệnh hình thành do thói quen vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, tiêu hóa những thực phẩm mất vệ sinh, lây qua phân, hay có người trong gia đình bị bệnh,…Kiết lị chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ với độ tuổi mầm non, bệnh thường phổ biến trong mùa hè hơn là mùa đông.
* Biểu hiện của kiến lỵ là:
– Tiêu chảy và có máu và sủi bọt, khó khăn khi đại tiện
– Đau rát hậu môn, đau quặn bụng ở manh tràng dọc theo khung đại tràng dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa và viêm loét đại tràng.
– Đi tiểu nhiều lần ( 5 -10 lần/ngày). Sốt, mất nước
Bệnh kiết lỵ thường kéo dài thời gian khoảng 1 tuần. Nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng như: xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…
-
8. Chứng táo bón
Táo bón là một chứng rối loạn đường tiêu hóa điển hình, hay còn gọi là đại tiện khó (thường được tính khi đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần). Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón khá đa dạng. Những người phẫu thuật xong thường bị táo bón, những người bị sỏi thận, sỏi mật cũng có thể bị táo bón. Ngoài ra, bị sốt, sử dụng thuốc kháng sinh, chế độ ăn thiếu chất xơ, stress, mang thai, rối loạn nội tiết hay bị nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến táo bón. Tình trạng táo bón lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ, đi ngoài ra máu do trĩ thường có những biểu hiện sau
Biểu hiện của chứng táo báo là:
– Khó đại tiện, cơ thể mệt mỏi, phân cứng màu đen, vón cục
– Có máu tươi lẫn trong phân hoặc chảy máu sau khi đại tiện xong
– Đau quặn bụng, có cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đại tiện xong
-
9. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày, người có bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ)
Một vài trường hợp xuất huyết tiêu hóa là do người bệnh uống phải những dung dịch có tính kiềm hoặc axit, những người uống rượu nôn nhiều, tâm lý căng thẳng, cũng có thể làm xuất huyết tiêu hóa.
* Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa là:
– Hoa mắt, chóng mặt, nôn ra nhiều máu tươi lẫn dịch tiêu hóa trong dạ dày ( hàng chục ml hoặc cả lít máu)
– Đau bụng dữ dội khu vực thượng vị, đi ngoài ra máu, phân màu đen
– Huyết áp giả, sốc co giật, khó thở, da tái lạnh
-
Lồng ruột
Lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới làm tắc nghẽn sự lưu thông trong đường ruột. Bệnh đa phần gặp ở trẻ em ( >80% là trẻ dưới 1 tuổi), người lớn hiếm khi mắc bệnh này. Bệnh lồng ruột hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có liên quan đến các căn bệnh nhiễm khuẩn gây ra rối loạn co bóp ruột, Polyp hay các u bướu bất thường trong lòng ruột.
* Biểu hiện của lồng ruột là:
– Đột ngột quấy khóc, đau bụng dữ dội. Nôn mửa thức ăn hoặc dịch màu xanh/ vàng
– Trẻ bỏ bú ( với trẻ dưới 1 năm tuổi),
– Bụng căng trướng
– Da tái, môi khô, mạch đập nhanh
– Đi ngoài có lẫn máu màu nâu hoặc đỏ trong phân
Vậy, đâu là cách điều trị và phòng tránh đau bụng đi ngoài ra máu
Khi gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài ra máu người bệnh không nên chủ quan mà cần tới trung tâm y tế để được thăm khám cụ thể. Sau khi thăm khám tìm ra nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài ra máu bác sĩ có phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân.
– Thường các bác sĩ chỉ định một số thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị giảm đau, hạn chế chảy máu để ngăn chảy máu cấp. Đối với tình trạng chảy máu do có các bướu thịt, bộ phận ruột bị tổn thương do ung thư, viêm túi thừa, búi trĩ hoặc viêm ruột có thể được can thiệp bằng phẫu thuật.
– Đặc biệt đau bụng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ: các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT III. Phương pháp HCPT III đang là lựa chọn của rất nhiều người bệnh nhờ hiệu quả vượt trội mà phương pháp chữa bệnh này mang lại.
HCPT III dựa trên nguyên lý hoạt động là sử dụng sóng cao tần với mục đích sản sinh nhiệt. Từ đó tác động lên thành mạch hậu môn để sóng cao tần từ từ diệt khuẩn, làm đông máu, cố định vị trí tổn thương hậu môn.
Ưu điểm vượt trội của phương pháp HCPT III:
- HCPT III là phương pháp xâm lấn tối thiểu với độ chính xác và an toàn cao.
- Đồng thời, tác động vết thương nhỏ nên hạn chế đau đớn, hạn chế biến chứng sau thủ thuật.
- Thời gian điều trị đại tiện ra máu bằng HCPT III ngắn, chỉ kéo dài trung bình từ 15 – 20 phút/ca phẫu thuật.
- Thuốc đông – tây kết hợp: Tiêu viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng, nhuận tràng, thải độc, thanh lọc cơ thể,…
* Lưu ý: Để việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần tuân thủ những vấn đề sau đây:
- Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh, hoa quả và bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
- Chế độ ăn uống cần cân bằng giữa các thành phần dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất xơ từ nguồn rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ…), các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, hạnh nhân.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn, hạn chế táo bón xảy ra.
- Khi đi vệ sinh không nên rặn mạnh có thể gây tổn thương hậu môn cũng như đường tiêu hóa, sau đi vệ sinh cần lau nhẹ nhàng vùng hậu môn
- Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính cần điều trị sớm.
- Cần tránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia, đồ uống có ga, chất kích thích, thuốc lá…
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – địa chỉ điều trị đau bụng đi ngoài ra máu uy tín hàng đầu tại Hà Nội
1. Trực tiếp thăm khám, điều trị với các bác sĩ giàu kinh nghiệm
2. Phòng khám được xây dựng với quy mô lớn, hệ thống trang thiết bị tối tân, hiện đại
3. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu
- Phòng khám đảm bảo tính pháp lý, đã được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế.
- Cơ sở hạ tầng khang trang, đảm bảo vô trùng, mang tới sự thoải mái nhất và an tâm cho người bệnh.
- Đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn, thân thiện, chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc mà bệnh nhân đang gặp phải.
- Mọi thông tin cá nhân và hồ sơ bệnh án của người bệnh được bảo mật tối đa.
- Thời gian làm việc linh động, từ 8 – 20h, tất cả các ngày trong tuần, cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ, Tết (Buổi trưa không nghỉ).
- Hệ thống tư vấn, đặt hẹn luôn hoạt động 24/24, hỗ trợ người bệnh trước và sau khi thăm khám.
- Chi phí khám chữa bệnh niêm yết theo đúng quy định của Sở Y tế, công khai minh bạch với người bệnh trước khi điều trị.
Ưu đãi các gói khám nam khoa tại phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi:
Hiện nay, có rất ít địa chỉ y tế điều trị đau bụng đi ngoài ra máu bằng công nghệ HCPT III vì yêu cầu đòi hỏi cao về trang thiết bị kỹ thuật, tay nghề bác sĩ chuyên khoa. Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi địa chỉ chuyên khoa hậu môn – trực tràng chất lượng hàng đầu Hà Nội đã tiên phong ứng dụng thành công HCPT III, quang dẫn CRS III.
Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp bạn hãy liên hệ qua HOTLINE 087 666 5252 vào bất cứ thời gian nào trong ngày.