Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ!
Cháu chuẩn bị kết hôn và muốn có em bé luôn nên muốn khám phụ khoa tổng quát cho yên tâm ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi: khám phụ khoa cần khám những gì? Có cần phải chuẩn bị gì trước khi đến khám không ạ? Cháu cảm ơn ạ.
(Trần Hồng V – 25 tuổi – Gia Lâm)
Bác sĩ trả lời:
Khám phụ khoa tổng quá là một trong những vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản mà các chuyên gia luôn khuyến cáo đến nữ giới. Việc này nên được thực hiện tối thiểu 6 – 12 tháng/ lần để tầm soát, phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Trong trường hợp của cháu đang có ý định kết hôn và mang thai thì nên khám phụ khoa trước đó khoảng 3 – 4 tháng. Đây là khoảng thời gian hợp lý để điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm, bệnh xã hội,…để tạo ra nền tảng sức khoẻ tốt nhất, chuẩn bị cho quá trình thai kỳ trọn vẹn.
Với thắc mắc của cháu liên quan đến quy trình khám phụ khoa cần khám những gì? Thay mặt đội ngữ bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn những thông tin như sau:
Những lợi ích tuyệt vời mà khám phụ khoa mang đến cho bạn
Khám phụ khoa mang đến cho nữ giới nhiều lợi ích hơn nhiều người vẫn tưởng. Cụ thể như sau:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
- Giúp nữ giới kiểm tra tình trạng sức khỏe phụ khoa của chính mình: có đang mắc bệnh lý viêm nhiễm hay bệnh lây truyền qua đường tình dục không? Có dấu hiệu nguy cơ hay không để có hướng chữa trị, cũng như hướng dẫn bạn chăm sóc vùng kín tốt hơn.
- Giúp kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản:
- Chu kỳ kinh nguyệt bình thường chính là dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn có sức khỏe sinh sản tốt. Nếu bạn gặp rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như: kinh ít, loạn kinh, chu kỳ không đều, hội chứng tiền kinh nguyệt,… cần được bác sĩ phụ khoa khám và tư vấn.
- Nhiều chị em phụ nữ gặp vấn đề nghiêm trọng về rối loạn nội tiết, dấu hiệu kinh nguyệt như: đau tức ngực, đau bụng, mọc mụn trứng cá, khó chịu, kiệt sức,… cũng sẽ được tư vấn biện pháp giảm triệu chứng, giúp giảm bớt triệu chứng.
- Tư vấn về vấn đề tình dục và mang thai, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh phụ khoa do quan hệ tình dục không an toàn gây ra.
- Với phụ nữ độ tuổi sinh sản, khám phụ khoa giúp họ đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước khi có ý định mang thai, chọn thời điểm mang thai an toàn và kiểm tra thai định kỳ.
Khám phụ khoa cần khám những gì?
Khám phụ khoa cần khám những gì phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu cá nhân, địa chỉ y tế lựa chọn để thăm khám,…Tuy nhiên, về cơ bản, khám phụ khoa sẽ được thực hiện qua các bước sau:
Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân:
Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.
Thăm khám bên ngoài:
Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.
Khám âm đạo:
Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.
Xét nghiệm dịch âm đạo:
Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.
Khám tử cung:
Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.
Xét nghiệm:
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại:
Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.
Những lưu ý khi đi khám phụ khoa lần đầu
Khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường tại vùng kín là điều luôn các chuyên gia khuyến cáo thực hiện với nữ giới. Những lưu ý khi đi khám phụ khoa lần đầu ngay sau đây sẽ giúp bạn đọc chủ động hơn trong quá trình thăm khám.
- Không đến khám phụ khoa trong thời gian có kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm.
- Không nên quan hệ tình dục hay đặt bất cứ loại thuốc nào vào âm đạo trong 1-2 ngày trước khi thăm khám
- Các chị em không nên thụt rửa âm đạo trong ít nhất 24 giờ trước khi đến thăm khám bác sĩ phụ khoa. không nên sử dụng bất kỳ sản phẩm vệ sinh dành cho âm đạo sẽ ảnh hưởng đến việc phát hiện chính xác viêm nhiễm, loại khuẩn gây bệnh.
- Nên chuẩn bị trước các câu hỏi để bác sĩ chuyên khoa giải đáp
Với những chia sẻ vừa rồi, đội ngũ bác sĩ của Trung tâm tư vấn sức khoẻ mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc: khám phụ khoa cần khám những gì? Mọi hỗ trợ thông tin về vấn đề này, bạn đọc vui lòng liên hệ theo số Hotline: 087.666.5252 hoặc chat Tại Đây để được giải đáp nhanh chóng.