Tinh hoàn bị đau xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được theo dõi, chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Tinh hoàn bị đau là gì?
Tinh hoàn bị đau là tình trạng đau nhức xảy ra ở một phần hoặc một hoặc cả hai tinh hoàn, có thể khởi phát đột ngột hay kéo dài tùy theo từng trường hợp. Vấn đề này thường gây ảnh hưởng đến nam giới trong mọi độ tuổi.
Khi tinh hoàn bị đau buốt, cơn đau có thể là cấp tính (xuất hiện đột ngột và không kéo dài) hoặc mãn tính (từ từ và kéo dài). Đa phần các trường hợp đều xuất phát từ chấn thương bất ngờ, gây đau dữ dội bởi vị trí này hội tụ nhiều dây thần kinh nhạy cảm.
Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể bắt nguồn từ những yếu tố khác, thậm chí không hoàn toàn đến từ tinh hoàn mà là một bộ phận khác trên cơ thể như bẹn bìu, vùng bìu, thận , niệu quản. Loại này được gọi là đau chuyển tiếp.
Triệu chứng đau tinh hoàn dễ nhận biết
Tinh hoàn bị đau có thể dễ dàng nhận biết với một số triệu chứng điển hình như sau:
- Đau: Mức độ cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Một chấn thương đột ngột thường gây ra cảm giác đau buốt sau đó âm ỉ. Trong khi đó, đau do viêm mào tinh hoàn sẽ trở nên trầm trọng theo thời gian. Sỏi thận thường gây đau nhói ở lưng, lan dần đến tinh hoàn và đầu dương vật.
- Bầm tím: Dấu hiệu bầm tím có thể xuất hiện trên bìu nếu tinh hoàn bị thương.
- Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý, bao gồm chấn thương tinh hoàn, sỏi thận hoặc viêm tinh hoàn.
- Sưng tấy: Vùng bìu có thể xuất hiện cục u, bề mặt bóng và màu đỏ. Đây thường là dấu hiệu của chấn thương, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn.
- Sốt: Đau tinh hoàn kèm sốt là dấu hiệu của bệnh viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn.
- Các vấn đề về tiểu tiện: Một số loại sỏi thận có thể gây ra tình trạng đi tiểu tiện thường xuyên, nóng rát khi tiểu hoặc xuất hiện máu trong nước tiểu.
Tinh hoàn bị đau là bị bệnh gì?
Bên cạnh nguyên nhân rõ ràng do bị chấn thương hoặc tai nạn, tinh hoàn bị đau có thể xuất phát từ những yếu tốt sau:
-
1. Viêm tinh hoàn
Tình trạng viêm xuất hiện với cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Ở trẻ em, virus quai bị cũng là một trong những yếu tố gây bệnh hàng đầu. Trong trường hợp này, dấu hiệu sưng tấy thường bắt đầu xuất hiện từ 4 – 6 ngày sau khi bắt đầu mắc quai bị.
-
2. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn xảy ra khi một phần ruột hoặc mạc nối bị đẩy qua một phần yếu của cơ thành bụng để đi xuống bìu. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác đau tức khó chịu. Một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật khẩn cấp như thoát vị bẹn nghẹt
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
-
3. Viêm mào tinh hoàn
Mào tinh hoàn là một nhóm ống mỏng cuộn tròn, thực hiện nhiệm vụ mang tinh trùng từ tinh hoàn đến ống dẫn tinh và phóng ra ngoài cơ thể. Khi tình trạng viêm xảy ra, nam giới sẽ có cảm giác đau, bìu sưng, nóng khi chạm vào, mào tinh viêm to, rắn cứng. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày đến vài tuần, trường hợp mãn tính sẽ hơn 6 tuần.
-
4. Nang mào tinh hoàn
Đây là một không gian chứa đầy dịch, có thể hình thành bên trong mào tinh gần tinh hoàn. Những u nang này không phải là ung thư và thường không gây đau đớn nhưng đôi khi sẽ phát triển thành kích thước lớn, gây khó chịu cho người bệnh.
-
5. Tràn dịch màng tinh hoàn
Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, xuất hiện khi dịch tích tụ xung quanh tinh hoàn, đôi khi gây đau và nhiễm trùng.
-
6. Khối tụ máu
Tình trạng này xảy ra khi máu bao quanh tinh hoàn, thường là kết quả của chấn thương.
-
7. Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Đây là tình trạng một nhóm các tĩnh mạch lớn xuất hiện bất thường gần tinh hoàn. Điều này gây cảm giác khó chịu âm ỉ, gây cản trở rất lớn đến hoạt động hàng ngày. Cơn đau thường có xu hướng thuyên giảm khi nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, phần lớn phải được điều trị bằng phẫu thuật.
-
8. Xoắn tinh hoàn
Đây là hiện tượng xoắn đường cung cấp máu cho tinh hoàn, dẫn đến đau dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra mọi lúc, yêu cầu cần được phẫu thuật ngay lập tức để tránh nguy cơ hoại tử tinh hoàn.
-
9. Sỏi thận
Sỏi thận xảy ra phổ biến hơn khi cơ thể bị mất nước. Lúc này, sỏi có thể mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang), gây đau lưng, đau lan xuống bộ phận sinh dục ngoài hoặc hố chậu. Tùy vào kích thước, viên sỏi sẽ tự trôi ra ngoài hoặc phải can thiệp phẫu thuật.
-
10. Hội chứng đau sau thắt ống dẫn tinh
Nam giới sau khi bị thắt ống dẫn tinh đôi khi sẽ có cảm giác tinh hoàn bị đau. Cơn đau này thường xuất phát do áp lực trong ống dẫn tinh hoặc mào tinh tăng lên.
-
11. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và thận, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường sinh dục. Một trong những triệu chứng thường thấy của tình trạng này là tinh hoàn bị đau kèm theo đái buôt, đái dắt, đái máu. Nhiễm trùng có thể tự khỏi hoặc cần dùng kháng sinh tùy vào từng mức độ nghiêm trọng.
-
12. Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn xuất hiện phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 – 35. Đôi khi, triệu chứng gặp phải là cảm giác đau âm ỉ ở bẹn bìu, tinh hoàn, sưng tinh hoàn, đau vùng bụng dưới,… Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm những xét nghiệm chuyên sâu như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm tế bào để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đau tinh hoàn làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới!
Không chỉ dừng lại ở các biểu hiện đau nhức tinh hoàn, hay gây khó khăn trong việc di chuyển, suy giảm chất lượng tình dục… Thực tế, tình trạng tinh hoàn bị đau kéo dài, nếu không được khắc phục đúng cách, nam giới có thể phải đối mặt với một số hệ lụy sau:
– 1. Làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới: Khi tinh hoàn bị đau nhức, tổn thương, sẽ cản trở đến quá trình sản xuất tinh binh. Từ đó chất lượng, số lượng tinh trùng sẽ không được đảm bảo, khó có thể di chuyển gặp trứng để thụ tinh, gây nên hiện tượng vô sinh – hiếm muộn.
– 2. Có thể đe dọa tính mạng: Một khi các triệu chứng tinh hoàn bị đau kéo dài, các tác nhân như: virus, vi khuẩn không được khống chế, nam giới sẽ phải gánh chịu một số hậu quả như: teo tinh hoàn, áp xe, hoại tử tinh hoàn… có thể gây đe dọa tính mạng người bệnh.
– 3. Suy giảm ham muốn tình dục: Tình trạng đau nhức ở tinh hoàn, lan xuống vùng bẹn, gây ra các cảm thấy khó chịu, nặng nề, đau khi xuất tinh… Từ đó, khiến phái mạnh sợ “quan hệ”, thậm chí dẫn đến lãnh cảm tình dục.
– 4. Tác động rất lớn đến tâm lý phái mạnh: Cơn đau tinh hoàn xuất hiện bất chợt ở nhiều thời điểm trong ngày, không chỉ làm gián đoạn công việc, hoạt động sống. Mà người bệnh luôn phải sống trong tâm lý lo lắng, bất an, tự ti trước bạn tình, dẫn đến trầm cảm, u uất… hạnh phúc gia đình tan vỡ.
Phương pháp chữa đau tinh hoàn là gì?
Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị đau tinh hoàn phù hợp. Cụ thể như sau:
1.Sử dụng thuốc:
Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, nam giới có thể được chỉ định dùng thuốc, bao gồm:
- Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng: Những loại thuốc này thường được chỉ định đối với trường hợp đau do viêm tinh hoàn và viêm mào tinh.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể được sử dụng để điều trị đau tinh hoàn do tổn thương dây thần kinh.
- Đối với các trường hợp tinh hoàn bị đau do viêm nhiễm vi khuẩn, virus… ở giai đoạn nhẹ, phát hiện sớm, sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu. Với việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ chỉ định, sẽ giúp nam giới nhanh chóng giảm đi các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm, sưng tấy…
- Ngoài việc dùng thuốc Tây y, nam giới còn được sử dụng kết hợp với thuốc Đông y, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
2. Phẫu thuật:
Tình trạng tinh hoàn bị đau thường không cần phẫu thuật, ngoại trừ trường hợp khẩn cấp như xoắn tinh hoàn hoặc ung thư tinh hoàn. Cụ thể như sau:
- Phẫu thuật đối với tình trạng xoắn tinh hoàn
- Phẫu thuật sửa chữa thoát vị
- Cắt bỏ mào tinh hoàn
- Nối lại ống dẫn tinh
- Tán sỏi bằng sóng xung kích
- Cắt bỏ tinh hoàn
Tuy nhiên, đây đều là những phương pháp điều trị đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ cũng như hệ thống máy móc hiện đại. Do đó, để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả, thì nam giới cần lựa chọn những địa chỉ khám, chữa đau tinh hoàn uy tín, chất lượng.
Biện pháp phóng tránh tình trạng tinh hoàn bị đau
Không phải tất cả các trường hợp đều có thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể ngăn chặn được một số nguyên nhân cơ bản gây tổn thương. Cụ thể là:
- Luôn mặc đồ bảo hộ thể thao để tránh gây chấn thương tinh hoàn.
- Quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là cần sử dụng bao cao su trong khi giao hợp.
- Kiểm tra tinh hoàn mỗi tháng một lần để phát hiện sớm những thay đổi bất thường hoặc sự xuất hiện của khối u.
- Luôn làm rỗng bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Xây dựng thực đơn hàng ngày với những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh hoàn.
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi – Địa chỉ “vàng” khám chữa tinh hoàn bị đau uy tín hàng đầu tại Hà Nội
Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi là địa chỉ khám nam khoa đã được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép và giám sát hoạt động.
– 1. Đội ngũ bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh nam khoa, vô sinh – hiếm muộn, bệnh xã hội, da liễu, …
– 2. Phòng khám luôn chú trọng đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, điển hình như: Máy phân tích tinh trùng tự động; Máy phục hồi chức năng sinh lý nam; Máy hỗ trợ lấy tinh trùng; Máy laser bán dẫn… đảm bảo hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.
– 3. Áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, điều trị kết hợp Đông y và Tây y, sử dụng công nghệ cao vào việc hỗ trợ khám và điều trị… Hầu hết các phương pháp đều đã được qua thử nghiệm và mang lại hiệu quả điều trị tích cực nhất.
– 4. Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, thủ tục nhanh gọn, thời gian linh hoạt, … giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị bệnh mà không ảnh hưởng đến công việc và học tập.